Canh tác sắn năng suất cao, bền vững và hiệu quả

Cây sắn là cây trồng vừa là cây lương thực khi mất mùa lúa, ngô; vừa là cây trồng lấy củ làm thức ăn cho chăn nuôi lợn, gà, vịt; vừa là cây trồng lấy củ chế biến ra tinh bột sắn để làm bánh, kẹo các loại và chưng cất cồn, rượu.
Ngày nay ngành công nghiệp chế biến còn sử dụng sắn củ để sản xuất Ethanol thành xăng E5 để chạy các động cơ.
Vì vậy sắn vẫn là cây trồng rất có giá trị cả trước mắt và lâu dài và là cây trồng có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường hiện nay.
Bà con nông dân trồng sắn cần phải biết sắn là cây trồng có nhiều nhược điểm cần phải có biện pháp để khắc phục và hạn chế, đó là:
Thứ nhất: Sắn là cây trồng hút nước mạnh và lấy nhiều dinh dưỡng trong đất so với nhiều loại cây trồng khác. Nếu trồng sắn trên đất cao, đất khô cằn thì kể từ vụ trồng lại lần thứ 2 trở đi cây sắn nhỏ, thấp, củ vừa nhỏ, vừa lắm xơ và vỏ củ dày, năng suất củ thấp dần do trong đất bị khô hạn nặng, không đủ nước cho cây hút và thiếu dinh dưỡng để nuôi cây phát triển. Vì vậy trên đất trồng sắn qua 2-3 vụ trồng đất sẽ khô cằn và chai cứng lại. Nếu cứ tiếp tục trồng vụ này qua vụ khác không những năng suất quá thấp, mà sẽ làm cho đất càng chai cứng lại (đất chết).
Thứ hai: Lá trên cây sắn vừa ít, vừa nhanh tàn lụi, nhất là trên đất khô cằn. Vì vậy tán lá của cây sắn không có đủ khả năng để hạn chế những trận mưa lớn làm xói mòn đất. Đặc biệt loại sắn trồng trên đất dốc, đất càng bị xói mòn mạnh khi có mưa to, làm cho đất ngày càng xấu dần.
Thứ ba: Sắn có nhiều giống khác nhau. Loại giống sắn địa phương bà con nông dân ta đã trồng xưa nay gọi là sắn cỏ, sắn nhà… Loại sắn này ăn không độc, không gây chết người. Còn loại sắn ta nhập khẩu từ Thái Lan về trồng để làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất tinh bột sắn, đó là các giống sắn: KM94, NA1, KM60, 10SA-01 và KM 98-7… năng suất củ rất cao. Nhưng rất độc, bởi vì trong vỏ củ sắn và cả trong lá sắn của các giống sắn này có chứa chất Xianua (CN2). Chất Xianua có độ độc cực mạnh, nếu ta ăn củ sắn hoặc trâu bò ăn lá sắn loại sắn này rất dễ bị ngộ dẫn đến tử vong.
Để trồng sắn vừa có năng suất cao, vừa bảo vệ đất không bị thoái hóa và đảm bảo canh tác sắn bền vững. Bà con nông dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:
1. Không nên trồng sắn trên đất đồi núi cao, có độ dốc lớn sẽ làm hư hỏng đất, đất sẽ bị những cơn mưa to làm xói mòn, rửa trôi đất. Loại đát đồi núi cao này chỉ để ưu tiên trồng rừng để bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sống.
2. Chỉ nên trồng sắn ở trên đất đồi vệ thấp, đất dưới chân núi, đất bằng, phẳng ở các thung lũng, đất 2 bên khe núi, sông suối v.v… Nếu trồng sắn để làm hàng hóa bán cho các doanh nghiệp theo hợp đồng được ký kết thì nên dành loại đất màu đồng, rộng rãi, bằng phẳng để trồng trên quy mô lớn có đầu tư thâm canh đầy đủ để có năng suất cao, sản lượng lớn.
3. Nếu phải trồng trên đất đồi có độ dốc không lớn (độ dốc không quá 12 - 15 độ) thì nên trồng sắn theo đường đồng mức hay còn gọi là đường vành khuyên để hạn chế dòng chảy của nước khi có mưa to làm xòi mòn đất, lở đất, đất sẽ kém màu, đất xấu dần và năng suất sắn sẽ giảm mạnh.
4. Đất trồng sắn phải được cày hoặc cuốc sâu để đất tơi xốp cho rễ phát triển mạnh, nhiều cả chiều sâu và chiều rộng trước khi rễ hình thành củ.
5. Sắn là loại cây trồng rất cần thâm canh để có năng suất cao. Vì vậy khi làm đất, lên luống cần kết hợp bón lót trước khi đặt hom sắn để trồng bằng các loại phân chuồng, phân xanh đã được ủ hoai cùng với phân hỗn hợp NPK loại 8-10-3 hoặc loại 16-16-8. Bình quân mỗi sào cần được bón 5-6 tạ phân chuồng hoặc 8-10 tạ phân xanh đã ủ hoai mục + 20 - 25 kg NPK 8-10-3 hoặc 13-15 kg NPK loại 16 - 16 - 3. Bón xong lấp khỏa đất lại rồi mới đặt hom sắn xuống trồng.
6. Bất cứ sắn trồng trên loại đất nào cũng nên trồng xen canh lạc, đậu tương, đậu xanh, đậu đen… Những loại cây trồng xen này được gieo trồng dọc theo hai bên hàng sắn. Sắn được trồng xen canh với các loại cây trồng nói trên sẽ vừa bảo vệ đất, vừa giữ ẩm đất, vừa làm tăng dinh dưỡng đạm trong đất để cây sắn tốt hơn. Đây là biện pháp canh tác sắn bền vững, lâu dài mà không làm xấu đất, không làm hư hỏng đất, cây sắn lại có năng suất rất cao.
Cách trồng sắn nói trên rất được bà con nông dân ở các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc áp dụng rộng rãi và đã cho năng suất sắn đạt từ 25 - 32 tấn củ/ha.
7. Nên trồng sắn vào những thời điểm từ tháng 2 đến tháng 3, khi trời có mưa xuống đất đủ ẩm trồng sắn là tốt nhất.
8. Thu hoạch khi cây sắn đã chín, lá sắn vừa rụng hết trên cây. Nếu thu hoạch chậm, để sắn kéo dài trên đất, cây sắn mọc lá mới không những năng suất giảm mạnh mà củ sắn sẽ hóa xơ ăn không ngon, không tốt, giá trị củ sắn giảm nghiêm trọng.

       Doãn Trí Tuệ - nguồn TSKN

BÀI VIẾT KHÁC

Bộ Tài chính từ chối nhiều đề xuất xin ưu đãi cho cây sắn

Bộ Tài chính từ chối nhiều đề xuất xin ưu đãi cho cây sắn

Theo Bộ Tài chính, cây sắn là cây xoá đói giảm nghèo của người nông dân đặc...
Xem thêm
“Xin” ưu đãi cho cây sắn

“Xin” ưu đãi cho cây sắn

Hiệp hội sắn kiến nghị Thủ tướng có những chính sách ưu đãi cho cây sắn như đang áp dụng cho cây...
Xem thêm
Giá nông sản nhảy múa trên thị trường thế giới

Giá nông sản nhảy múa trên thị trường thế giới

Tuần giữa tháng 6, thị trường nông sản thế giới biến động mạnh. Trong khi giá gạo, lúa mì và cà...
Xem thêm
Nhà máy chế biên tinh bột sắn Phúc Thịnh chia khó cùng nông dân

Nhà máy chế biên tinh bột sắn Phúc Thịnh chia khó cùng nông dân

Việc giá sắn nguyên liệu giảm sâu, trong khi năng suất sau khi thu hoạch đạt thấp khiến cho người nông dân gặp...
Xem thêm